Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

LẬP KẾ HOẠCH HAY LÀ “CHẾT”?

Trong tuần trước tôi có nhận được email của 1 bạn nói về việc bạn ý không thể hoàn thành được các kế hoạch mà bạn đã đặt ra, rằng bạn có biết lý do tại sao nhưng vẫn để các kế hoạch bị trôi qua một cách bất lực (dù vô tình hay cố tình). Trong bài này tôi sẽ phân tích 1 số khía cạnh và chia sẻ kinh nghiệm của tôi về việc lên kế hoạch thế nào cho khả thi và làm thế nào để hoàn thành nó.
Trước hết, đây là 1 vấn đề muôn thở đối với nhiều người. Các bạn có thể dễ dàng lập ra 1 kế hoạch những điều cần phải làm, thậm chí là rất chi tiết nhưng các bạn lại không thể hoàn thành nó vì 3 nguyên nhân sai lầm cơ bản sau:

1)      LẬP KẾ HOẠCH KHÔNG THỰC TẾ:

Đây là nguyên nhân đầu tiên trong danh sách, hãy lên 1 danh sách kế hoạch phù hợp với năng lực, sở trường, sở thích và quan trọng nhất là các mốc thời gian của bạn. Nếu các bạn lập 1 kế hoạch như là: “Làm doanh nhân sau khi ra trường”, “Lương 20tr sau khi ra trường”, “Cưa đổ 1 em  xinh nhất trường” hoặc “Giảm 10 cân trong vòng 3 tháng” thì tôi nói luôn rằng đây là điều BẤT KHẢ THI vì nó quá chung chung và không thực tế. Hãy chia thật nhỏ kế hoạch của bạn ra, càng nhỏ càng tốt và thực tế hóa kế hoạch của bạn. Ví dụ như là “Giảm 3 cân trong vòng 4 tháng” (tôi làm được đấy) và để được điều này bạn phải tập thể dục đều đặn mỗi ngày bao lâu? Phải ăn sáng, không ăn tinh bột sau 8h tối.v.v.v.

==> Vậy, hãy lên 1 kế hoạch chi tiết hết mức có thể, phù hợp với khả năng thực tế của bạn và gắn mốc thời gian cho nó.

2)      SẮP XẾP THỜI GIAN KHÔNG HỢP LÝ:

Bạn có lên kế hoạch, thậm chí rất chi tiết nhưng lại phân bổ thời gian không hợp lý. Điều này nguyên nhân sâu xa nằm ở 2 từ THÓI QUEN. Thông thường, một ngày của bạn diễn ra na ná nhau, rằng bạn mất khoảng 8-9 tiếng để ngủ, bạn dành ra 1-2 tiếng sau bữa ăn để check Facebook, bạn dành 2-3 tiếng buổi tối để xem phim….nói chung đây là những thói quen chiếm phần lớn quỹ thời gian 1 ngày của bạn và kế hoạch của bạn có khung thời gian xung đột với những thói quen này và hậu quả là bạn không thể làm được việc trong kế hoạch của bạn vì THÓI QUEN. Hãy giảm bớt thời gian của những thói quen hàng ngày và thay vào đó là kế hoạch của bạn hoặc lập kế hoạch tránh khung thời gian của những thói quen cố hữu.
Ví dụ: Bạn đá bóng vào thứ 3 và thứ 6 nhưng bạn lại lên kế hoạch học tiếng Anh trùng vào ngày này thì đảm bảo đầu óc của bạn để ở sân bóng chứ không phải là học tiếng Anh.
Hoặc như tôi, tôi bị nghiện Facebook và tôi thường mất 1-2 tiếng check FB sau khi ăn cơm (tầm 7 – 9h) và do đó tôi có lập kế hoạch phải đọc sách trong thời gian này thì tôi cũng chả làm được vì tôi chưa được check FB.

==> Như vậy, hãy giảm bớt khung thời gian của các thói quen cố hữu và thay vào đó là kế hoạch của bạn ví dụ như là thay vì check FB 2 tiếng thì check 1 tiếng thôi còn lại để đọc sách hoặc hãy tránh khung thời gian mà bạn đang có thói quen cố hữu, ví dụ như là check FB bét nhè xong thì đọc sách.

3)      LẬP KẾ HOẠCH KHÔNG CÓ THỨ TỰ ƯU TIÊN:

Nếu bạn để 1 kế hoạch “khoai” nhất lên đầu thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian cho nó mà thậm chí chưa chắc đã thành công và việc này sẽ có tác động tâm lý không tốt cho bạn. Ví dụ: Phải nói tiếng Anh như bão Hải Yến trong vòng 1 năm và bạn dồn hết tâm huyết cho 1 năm đó, bỏ qua hết mọi kế hoạch khác. Sau 1 năm bạn chỉ nói được tiếng Anh như cái quạt hết pin thì chắc chắn bạn sẽ nản.

==> Hãy đảm bảo lập kế hoạch có thứ tự ưu tiên từ dễ đến khó, từ cấp bách đến bình thường căn cứ theo thời gian đã định.

VÀ ĐÂY LÀ GIẢI PHÁP CHO BẠN theo kinh nghiệm của tôi:

1)      LẬP KẾ HOẠCH THỰC TẾ, CỤ THỂ VÀ RÕ RÀNG, CÓ ƯU TIÊN:

Hãy cụ thể, càng chi tiết càng tốt thì tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của bạn càng cao và nhớ đặt thời gian cho kế hoạch đó. Tuy nhiên, khi bạn viết hết các dự định của bạn ra và bạn thấy cái gì cũng phải ưu tiên như nhau thì làm thế nào? Tôi sẽ ví dụ kế hoạch như hình sau:

Hãy liệt kê và nhóm 2,3 mục tiêu lại, sau đó hãy so sánh chúng với nhau để tìm ra mục tiêu ưu tiên nhất mà các bạn muốn trong khoảng thời gian đã định. Ví dụ trong hình là mục tiêu giảm cân là số 1 trong vòng 3 tháng, vì trả nợ môn và tiếng Anh cần nhiều thời gian hơn :)). Nếu được, bạn hãy lập thêm 1 kế hoạch nhỏ nữa cho việc giảm cân, như là tập thể dục bao lâu trong 1 ngày, ăn cái gì vào thời gian nào..v.vv..

2)      VẠCH RÕ THỜI GIAN NÀO LÀM CÁI GÌ:

Như tôi đã nói ở sai lầm thứ 2 bên trên, hãy quy hoạch ra những khoảng thời gian mà các bạn có thể làm được kế hoạch này mà không bị xung đột với các thói quen khác hoặc giảm bớt thời gian của các thói quen này đi.
Ví dụ: Thay vì ngủ đến 10h sáng thì các bạn ngủ đến 8h thôi và dành 2 tiếng tập thể dục à Giảm cân. Thay vì học tiếng Anh vào các hôm bạn đá bóng thì tránh nó đi vào khoảng thời gian khác.v.v.v.

Có câu Việt Nam tham to! Các bạn đừng hy vọng là Bụp 1 phát thay hoàn toàn các thói quen trên, rằng không check Facebook nữa chỉ đọc sách thôi, rằng không đá bóng nữa chỉ học tiếng Anh thôi…Các bạn sẽ bị toạch ngay lập tức vì các bạn sẽ bị mất cân bằng cuộc sống vì các thói quen này là các hoạt động mà các bạn đã làm trong rất nhiều năm, không dễ gì bỏ được ngay. Hãy giảm từ từ quỹ thời gian của nó và thay bằng những thói quen, kế hoạch mới.

3)      HÀNH ĐỘNG:

Toàn bộ những thứ bên trên sẽ chẳng là cái khỉ gì nếu các bạn không hành động. Thường sẽ có trường hợp kiểu như là các bạn lên kế hoạch làm bài luận chả hạn nhưng lại bỏ bê nó, cho đến khi chợt nhớ ngày mai là đến hạn nộp và rồi các bạn làm đêm làm hôm như có 1 sức mạnh thần kỳ vậy. Nếu như các kế hoạch mà các bạn đã vạch ra mà không hoàn thành thì các bạn sẽ bị chết luôn, hay như hút thuốc lá mà ngày mai bị ung thư luôn thì mọi chuyện đã khác. Các bạn cần 1 động lực hoặc 1 hậu quả để có thể hành động.

Thủ thuật: Đối với các khóa học như là học tiếng Anh, học nhảy, tập gym..v.vv. các bạn hãy dành 1 vài tiếng tìm hiểu nơi học, giá cả, tham khảo…sau đó hãy nhấc mông lên đi đăng ký ngay lập tức, chắc chắn các bạn sẽ phải học (vì mất tiền mà). Hoặc, hãy ghi ra và tự khắc sâu những hậu quả mà các bạn không làm theo kế hoạch để TỰ TẠO ĐỘNG LỰC CHO CHÍNH MÌNH.

==> Hãy nhớ , sẽ không có gì thay đổi nếu bạn không HÀNH ĐỘNG

VÀ NGUYÊN TẮC CHO NHỮNG ĐIỀU TÔI LẢM NHẢM Ở TRÊN LÀ…

1)      SỰ KỶ LUẬT:
Nếu lên kế hoạch mà nay làm mai nghỉ thì chắc chắn không hiệu quả, hãy tự tạo cho mình 1 sự kỷ luật nhất định trong việc tuân thủ các kế hoạch.

2)      SỰ LINH HOẠT VÀ THÚ VỊ:
Hãy thay đổi kế hoạch định kỳ hoặc làm mới nó để tạo ra sự thú vị. Ví dụ: tập gym mãi 1 chỗ chán quá thì đổi sang chỗ khác nhiều girl xinh hơn. Tuy nhiên, đừng cứng đầu cứng cổ phải theo kế hoạch bằng được trong mọi trường hợp, hãy linh hoạt 1 cách cần thiết trong 1 số trường hợp mà hoàn cảnh của bạn đã thay đổi.

3)      ĐO LƯỜNG:
Lên kế hoạch, thực hiện xong mà chả biết có tiến bộ không thì mọi chuyện lại về số 0. Hãy đặt ra khoảng thời gian nhất định để nhận định và kiểm tra lại những thành quả của mình để thay đổi khi cần thiết hoặc tự động viên chính mình.

Nguồn: st.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét